Đường dây nóng: 0283.864.9834
Cấp cứu 24/7: 0283.864.9834
Carousel Home
CÁCH ĐỌC - HIỂU NHÃN THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỰC PHẨM ĐÓNG GÓI
Nhãn dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong một gói thực phẩm. Hiểu biết nhãn dinh dưỡng giúp chúng ta lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đảm bảo sức khỏe, cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tìm hiểu ngay cách đọc - hiểu nhãn dinh dưỡng thực phẩm đóng gói ngay bài viết bên dưới đây nhé!

Phần lớn khi chọn mua các loại thực phẩm đóng gói, chúng ta thường có xu hướng đọc thành phần giá trị dinh dưỡng có trong đó. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa biết được tầm quan trọng của nó và thường bỏ qua yếu tố này. Hãy tham khảo ngay một số cách đọc - hiểu nhãn thành phần dinh dưỡng qua bài viết dưới đây nhé!

Bảng thành phần dinh dưỡng giúp chúng ta dễ dàng xác định được lượng calo và các chất dinh dưỡng (chất béo, đường, đạm, vitamin và khoáng chất) có trong một khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, giúp chúng ta biết được chế độ ăn uống như thế đã phù hợp và cân bằng chưa, tốt cho sức khỏe không? 

Trên mỗi gói thực phẩm, bảng thành phần dinh dưỡng thường được in trên mỗi bao bì. Thành phần bao gồm: Hàm lượng chất béo, tổng chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, natri, tổng số lượng chất bột, chất xơ thực phẩm, đường, đạm, vitamin và khoáng chất.

Dưới đây là một số thành phần dinh dưỡng thường có trong một gói thực phẩm:

1. Khẩu phần là gì?

Khẩu phần là lượng thông tin được liệt kê trên bảng thành phần dinh dưỡng, cho biết lượng thức ăn có trong một phần ăn. Thông thường, khẩu phần ăn được tính theo đơn vị gram hoặc ml, giúp chúng ta dễ dàng so sánh các sản phẩm cùng loại với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. 
 
Ngoài ra, khẩu phần có tác động rất lớn đến lượng calo và tất cả lượng dinh dưỡng được nêu ở phần đầu của nhãn dinh dưỡng (Nutrition Facts). Do đó, bạn cần chú ý đến khẩu phần, nhất là có bao nhiêu khẩu phần trong gói thực phẩm của mình. 
 
Ví dụ: Trong một khẩu phần của nui ăn liền Macaroni và phô mai là 1 chén (228g). Nếu ăn nguyên hộp sẽ là 2 chén. Còn lượng calo và các lượng dinh dưỡng khác sẽ nhân đôi lên (bao gồm cả phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày trong bảng giá trị dinh dưỡng).
 
2. Calo
 
Calo giúp bạn biết được một khẩu phần chứa bao nhiêu năng lượng. Dựa vào yếu tố này sẽ giúp bạn kiểm soát được chỉ số cân nặng của mình.
 
3. Tổng chất béo - Total fat
 
Tổng chất béo là lượng chất béo có trong một khẩu phần thức ăn. Tổng chất béo bao gồm lượng “chất béo xấu” (bão hòa và chuyển hóa) và “chất béo tốt” (không bão hòa đơn và không bão hòa đa). Chất béo có lượng calo cao hơn protein hoặc carbohydrate. Vì vậy, việc cắt giảm lượng chất béo sẽ giúp bạn giảm số lượng calo ăn vào.
 
3.1. Chất béo bão hòa - Satured fat 
 
Chất béo bão hòa được coi là chất béo “xấu”. Ăn quá nhiều có thể làm tăng mức cholesterol LDL (có hại) và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Những người trưởng thành muốn giảm cholesterol LDL nên hạn chế lượng chất béo bão hòa tiêu thụ ở mức dưới 5% đến 6% tổng lượng calo của họ. Đối với một người cần 2.000 calo mỗi ngày thì đó là 120 calo hoặc ít hơn hoặc khoảng 13 gram chất béo bão hòa.
 
3.2. Chất béo chuyển hóa - Trans fat 


Chất béo chuyển hóa cũng được coi là “chất béo xấu” vì nó có thể làm tăng cholesterol LDL, giảm cholesterol HDL và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chọn thực phẩm có “0” gram chất béo chuyển hóa. Đọc danh sách thành phần để tránh thực phẩm có chứa dầu “hydro hóa một phần”. Mọi người nên tránh chất béo chuyển hóa. 

4. Natri/ Sodium 

Natri hoặc Sodium có thực phẩm ở dạng natri tự nhiên và natri bổ sung. Nên chọn các sản phẩm có % daily value < 5% 5. Tổng lượng đường: bao gồm cả đường có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và sữa, và đường được thêm vào thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như đường trong món tráng miệng, kẹo và nước giải khát.

5.2. Đường bổ sung 

Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành nên sử dụng < 18g đường /ngày. Có nhiều tên gọi khác nhau cho “đường bổ sung”, chẳng hạn như sucrose, fructose, mật ong, maltose, dextrose, xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao, xi rô ngô, đường và sucrose. Chúng ta nên hạn chế chọn các sản phẩm bổ sung đường. 

6. Protein

Protein là một trong những thành phần trong thực phẩm cung cấp năng lượng cho chúng ta. Lượng protein của sản phẩm sử dụng cần được chú ý và tính toán cẩn thận trong khẩu phần ăn, đặc biệt với đối tượng bệnh lý cần ăn hạn chế protein như suy thận mạn . 

7. Vitamin và khoáng chất là gì

Vitamin và khoáng chất là những phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn. Ăn nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu hàng ngày là cung cấp 100% vitamin và khoáng chất thiết yếu, chẳng hạn như vitamin D, canxi, sắt và kali. 8. % Giá trị Hàng ngày: cho bạn biết tỷ lệ phần trăm của mỗi chất dinh dưỡng trong một khẩu phần ăn dựa trên lượng khuyến nghị hàng ngày. Chọn thực phẩm có 5% DV trở xuống để tiêu thụ ít chất dinh dưỡng hơn. Để tiêu thụ nhiều hơn, hãy chọn thực phẩm có 20% DV trở lên.

  • Cách đọc - hiểu nhãn thành phần dinh dưỡng thực phẩm đóng gói:
anh tin bai

 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cách đọc - hiểu nhãn thành phần dinh dưỡng và chọn mua loại thức ăn cho phù hợp. Cập nhật ngay để bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích, giúp đảm bảo chất dinh dưỡng và bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bạn.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Phòng Khám Dinh Dưỡng – Block 1 – Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện.
Địa chỉ: Lô B9 Thành Thái, Phường 15, Quận 10, TP.HCM
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ Lễ, Tết).